Khủng hoảng kinh tế Sri Lanka

newboi

Lồn phải lá han
Khởi đầu
Sri Lanka - từng có tên là Ceylon - là một thuộc địa của Anh trong hơn 150 năm
ceylon_1296.jpg

năm 1948 đảo quốc được [đảo quốc Anh] trao trả độc lập

đảo quốc Sri Lanka giữ vị trí cảng thương mại chiến lược và không chịu bất cứ tổn thất hạ tầng nào từ thế chiến 2

về giáo dục và sức khoẻ đại chúng, đảo quốc này cũng xếp hạng rất cao

về chính trị, Sri Lanka là một nền dân chủ có quyền bầu cử phổ thông - một mô hình mà nhiều quốc gia coi là hình mẫu

cựu thuộc địa Anh này cũng thừa hưởng một nền kinh tế xuất khẩu năng suất cao
blacktea1_1024x1024.jpg

đồn điền Sri Lanka chuyên canh chè, cao su và dừa
CELEBRATING_CEYLON_TEAS_FEATURED_BLOG.png

năm 1950 tổng sản phẩm GNP của Sri Lanka sau khi đã điều chỉnh theo sức mua tương đương, cao hơn cả Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan và Hàn Quốc

năm 1960 tổng thu nhập đầu người của Sri Lanka đạt 141 đôla Mỹ trong khi Thái Lan là 96 đôla và Indonesia là 50 đôla còn Hàn Quốc là 156 đôla

một cố vấn chính phủ Sri Lanka cuối thập niên 1950 ghi lại rằng thử thách lớn nhất của đảo quốc là duy trì mức sống cao hiện tại một khi dân số gia tăng
tea-plantations.jpeg

bấy giờ, kế hoạch phát triển tập trung vào mở rộng những thành công từ thời thuộc địa của đảo quốc và mở rộng xuất khẩu nông nghiệp, chủ yếu nhờ vào hạ tầng để cải thiện điều kiện trồng trọt ở những khu vực khô căn hẻo lánh của đảo
Rolling-green-hills-of-Nuwara-Eliya.jpg

nhưng bức tranh màu hường ấy lại ẩn chứa một hỗn hợp những tiềm tàng gây hoạ. Và chỉ một số lựa chọn chính sách định mệnh và sự kiện vượt tầm kiểm soát đã kích hoạt hỗn hợp ấy và đặt dấu chấm hết cho viễn cảnh tích cực mới đầu này

Đa sắc tộc
Sri Lanka từ lâu là một quốc gia đa sắc tộc, có 2 nhóm thống trị:
EtjQy94XMAIU4la

người Sinhala chủ yếu theo đạo phật và nói tiếng Sinhala, chiếm 75% dân số, sống ở các tỉnh miền nam, miền tây và bắc miền trung

và người Tamil theo đạo Hindu và nói tiếng Tamil, chiếm 13% dân số, sống ở các tỉnh miền bắc và miền đông

quan hệ giữa 2 dân tộc vẫn căng thẳng trong lịch sử, đã gây những hậu quả đau thương

bắt đầu thế kỷ 20 hai nhóm phần lớn đã dẹp sang những khác biệt để đấu tranh giành độc lập từ người Anh

năm 1948 hiến pháp Sri Lanka thực tế không dựa trên chấp thuận rộng rãi giữa nhiều sắc tộc mà lại dựa trên đối thoại giữa tinh hoa Sinhala và các quan chức thuộc địa

kết quả là hiến pháp Sri Lanka không tính vào những tiếng nói của các dân tộc thiểu số

những phản đối của người Tamil bị coi là cản trở "hành trình đến tự do của Ceylon"

một nửa hội đồng lập pháp Tamil không đồng ý với hiến pháp và một nửa còn lại đã bị biểu quyết bãi nhiệm năm 1949

Cánh tả
tổng tuyển cử đầu tiên ở Sri Lanka đã chọn ra đảng bảo thủ UNP lên nắm quyền sau khi đánh bại đối thủ đảng cánh tả theo chủ nghĩa tơ-rốt-xkít [Trotsky] là đảng Lanka Sama Samaja

bất bình đẳng xã hội và trỗi dậy của chủ nghĩa cợm sản đã dẫn đến trỗi dậy những người theo những lý tưởng cánh tả

để kiềm chế [phe cánh tả] đảng UNP đã thi hành trợ cấp lương thực tốn kém và thông qua luật tước quyền bầu cử của người Tamil Ấn Độ

những trợ cấp lương thực này được trả nhờ giá hàng xuất khẩu tăng vọt trong thế chiến 2 và chiến tranh Triều Tiên

chiến tranh Triều Tiên kết thúc [đại loại] năm 1953 khiến doanh thu hàng xuất khẩu tụt mạnh và chính phủ bắt buộc phải tăng giá gạo và dịch vụ công
7aee0460-eae5-471b-898e-6389a2dbe032

người dân biểu tình phản đối trong sự kiện Hartal [đồng loạt đóng cửa để phản đối] năm 1953 khiến thủ tướng từ chức và đảng bảo thủ UNP thua tổng tuyển cử năm 1956

Chính sách thay thế nhập khẩu
chính phủ mới đánh dấu bước ngoặt làm tồi tệ mối quan hệ giữa cộng đồng người Sinhala và Tamil

hoà hợp dân tộc không được đặt ưu tiên, một quyết định để lại hậu hoạ

nhiều đảng chính trị đã từ bỏ lập trường đa sắc tộc. Sinhala được hiến pháp quy định là ngôn ngữ chính thức duy nhất của đảo quốc

trên mặt trận kinh tế, chính phủ hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng để tiết kiệm quỹ dự trữ ngoại hối ít ỏi

nhà nước quyết định thành lập các công ty độc quyền để thoả mãn nhu cầu nhập khẩu trong nước

Đài Loan cũng có những chính sách như thế, cũng như Hàn Quốc, Nhật Bản đã thi hành những chính sách thay thế nhập khẩu để công nghiệp hoá nền kinh tế
09_2019_topics-seeing-taiwan-chemical-formosa-plastics.jpg

ví dụ thập niên 1970 Đài Loan và Hàn Quốc ra chính sách thay thế nhập khẩu nhắm vào những ngành công nghiệp nặng và chuyên môn về hoá học, đặt bản lề cho thành công kinh tế nội địa sau này của 2 "con rồng châu Á"
09_2019_topics-seeing-taiwan-chemical-cpc-800x400.jpg

nhưng chính sách thay thế nhập khẩu phải đặt đúng bối cảnh và là một phần của chiến lược kinh tế tổng
09_2019_topics-seeing-taiwan-chemical-Kaohsiung-explosion.jpg

đã có cả sách giáo khoa viết về thất bại của những chính sách ấy ở Nam Mỹ

chính Đài Loan và Hàn Quốc đã thử thay thế nhập khẩu hồi thập niên 1950 cho ngành dệt và phân bón để tiết kiệm quỹ dự trữ ngoại hối và bảo hộ công nghiệp trong nước - đã đều thất bại không đạt được mục tiêu tăng trưởng, quỹ dự trữ ngoại hối không tăng và doanh nhân móc nối với chính phủ để được kinh doanh độc quyền

không có những cải cách cần thiết, chính sách thay thế nhập khẩu sẽ gây hại

ở Sri Lanka những chính sách thay thế nhập khẩu áp dụng rộng rãi đã gây ra những phi hiệu quả vì chính phủ cố gắng tự làm mọi thứ

sản phẩm trong nước trở nên đắt đỏ vì nhu cầu nhập khẩu đã đơn thuần chuyển từ nhập khẩu hàng hoá sang nhập khẩu nguyên liệu thô

giá nguyên liệu tăng sốc trong khủng hoảng dầu mỏ thập niên 1970 đã đẩy giá thành phẩm lên theo

Đóng cửa
thập niên 1970 Sri Lanka từ một nền kinh tế thị trường tương đối mở đã trở thành một trong những nền kinh tế phi-cộng-sản khép mình nhất thế giới

tăng trưởng kinh tế giảm mạnh và phát triển quốc gia tụt hậu

năm 1960 thu nhập bình quân Sri Lanka là 60 đôla

năm 1977 thu nhập bình quân Sri Lanka là 200 đôla trong khi Hàn Quốc là 820 đôla, Malaysia là 930 đôla, Thái Lan là 420 đôla và Indonesia là 300 đôla

kinh tế đồn điền Sri Lanka - niềm tự hào của quốc đảo - rơi vào xáo trộn. Chính phủ vẫn đe doạ quốc hữu hoá những tài sản người Anh sở hữu này từ năm 1958 cho nên các công ty nước ngoài đã ngừng đầu tư vào những đồn điền này
shutterstock-180137912small_main_1447075728204.jpeg

đồn điền ở Sri Lanka xuống dốc trước sự kiện thập niên 1970 và tiếp tục xuống dốc với hoạt động bị giám sát bởi 6 bộ [ministry - bộ chính phủ] quyền lực chồng chéo và chỉ thị mâu thuẫn [ví dụ bộ môi trường muốn cắt giảm khí thải, bộ công nghiệp muốn mở rộng đốt than lấy điện]

chính phủ trở thành nhà tuyển dụng lớn nhất - gấp đôi phần trăm GDP so với năm 1960 - và thuê làm hơn 50% việc làm sản xuất của quốc gia

chính sách thi tuyển đại học, tuyển dụng công chức thì lại ưu tiên sắc tộc Singala hơn

tình cảnh bất bình đẳng đã nuôi dưỡng những lý tưởng phản loạn trong giới trẻ tộc thiểu số Tamil

Năm 1977
tăng trưởng kinh tế chậm chạp, sau rốt, đã tích luỹ đủ ý chí chính trị để thay đổi hiện trạng trợ cấp nhà nước này

năm 1977 một thay đổi trong chính phủ và một nỗ lực cải cách và mở cửa

chế độ mới muốn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và thiết lập một nền kinh tế phát triển xuất khẩu thâm dụng lao động

Sri Lanka thành lập các khu chế xuất với đảm bảo không bị quốc hữu hoá tài sản mà không có bồi thường, phá giá tiền tệ và cố gắng hạn chế can dự nhà nước vào nền kinh tế tư

Sri Lanka cũng xoay xở cắt giảm được trợ cấp gạo, từ lâu là chủ đề cấm kị trong chính trị đảo quốc

cơ hội mới mở ra, đặc biệt trước khi Trung Quốc và nhiều nước châu Á khác cũng mở cửa

cộng đồng quốc tế ca ngợi bước ngoặt của đảo quốc và đã gửi đến lượng viện trợ vô tiền khoáng hậu

trước năm 1977 tăng trưởng chỉ 2.9% một năm đến năm 1983 đã là 6% trong đó riêng quần áo xuất khẩu năm 1977 chiếm 2% tỷ trọng xuất khẩu thì năm 1983 chiếm 16%

du lịch năm 1978 có 1.9 triệu khách nước ngoài đã tăng lên 4 triệu khách năm 1982 và giúp quỹ dự trữ ngoại hối tăng gấp 3
madulkelle_room_03.jpg

cũng năm 1977 tổng tuyển cử đã xuất hiện một lập trường tranh cử kêu gọi tộc người Tamil thành lập quốc gia Tamil độc lập

chính phủ thì không điều chỉnh phù hợp với những hiệu ứng tiêu cực ban đầu của chương trình tự do hoá - những hiệu ứng lạm phát đánh vào người nghèo trong cộng đồng, việc gỡ bỏ trợ cấp lương thực và gỡ bỏ bảo hộ mậu dịch cho một số hàng nông sản xuất khẩu

chính phủ đã không tiêu tiền nước ngoài viện trợ vào đúng mục đích, đem tiền đi nuôi báo cô những tập đoàn sở hữu nhà nước kinh doanh thua lỗ

rồi những dự án hạ tầng siêu to khổng lồ, ví dụ một thủ đô mới và một chương trình xây nhà ở, bất hợp lý

Nội chiến
tình hình vốn đã bấp bênh nhưng điều kiện sống xuống cấp đã châm lửa

năm 1977 chính phủ từ lâu đã cho thấy thiên hướng chuyên chế. Những chiến lược nặng tay chống những cuộc biểu tình của người Tamil đã gây dựng cái vòng luẩn quẩn bạo lực và trả đũa lan ra vượt tầm kiểm soát

phe quân sự của người Tamil đã hợp nhất thành một tổ chức tên là LTTE viết tắt cho "những con hổ giải phóng Tamil"
karuna_03_04_03.jpg

tháng 7 năm 1983 một sự kiện nổi tiếng là "tháng 7 đen tối" khi LTTE tấn công lực lượng an ninh dẫn đến cuộc bạo lực chống người Tamil lan khắp quốc đảo
1983-rioters-fire-1_0.jpg

cộng đồng người Tamil rải rác trên thế giới đã quyên góp cho LTTE thành lập một nhà nước thực quyền ở các tỉnh miền bắc và miền đông
followers-of-the-liberation-tigers-of-tamil-eelam-ltte-demonstrate-D4KRR7.jpg

chiến tranh tuy vài lần tạm ngừng bắn, đến năm 2009 mới chấm dứt

Tiếp tục cải cách
bỏ qua nội chiến, chính phủ tiếp tục mở cửa với mục tiêu xây dựng một nền công nghiệp xuất khẩu thậm dụng lao động - theo chân chiến lược kinh tế của các nước châu Á

một số tập đoàn nhà nước kinh doanh thua lỗ, ví dụ các xưởng dệt, đã được tư nhân hoá [cổ phần hoá?] hoặc đóng cửa

một số luật tự do thương mại được mở rộng ra ngoài các khu chế xuất

đặc biệt, cải cách tiếp diễn mặc dù một chính phủ trung tả mới - đảng liên minh nhân dân - lên nắm quyền sau khi đánh bại đảng bảo thủ UNP năm 1994

đảng liên minh nhân dân vận động tranh cử trên một nền tảng [lập trường] thiên về dân tuý, đe doạ khôi phục lại tình hình thập niên 1960 [trợ cấp lương thực, bảo hộ mậu dịch] nhưng sau khi trúng cử đã ôn hoà lại nguyên tắc đảng và tiếp tục những cải cách thị trường

sản xuất nổi lên, cuối cùng cũng đã kết thúc phụ thuộc lâu dài của đảo quốc vào nông nghiệp đồn điền
Sri-Lanka-2014-741_feat.jpg

quần áo, cao su và đá quý là những hàng xuất khẩu chủ đạo

ngành dệt may của Sri Lanka đặc biệt có sức cạnh tranh toàn cầu

chiếm tỷ trọng lớn trong hàng xuất khẩu, ngành dệt may thu hút được những nhãn hiệu tên tuổi như Abercrombie và Fitch, Banana Republic và Victoria's Secret

các công ty quần áo Sri Lanka đã dùng được các công nghệ thiết kế kỹ thuật số tiên tiến và bắt đầu trở thành các công ty đa quốc gia riêng - mở chi nhánh ở Ấn Độ, Bangladesh...

cho nên mặc dù nội chiến, kinh tế tăng trưởng 5% mỗi năm, số người nghèo giảm từ 29% năm 1995 xuống còn 15% năm 2006

tuy nhiên, vì chiến tranh, đầu thập niên 1980 công ty Motorola và tập đoàn Harris đến Sri Lanka định xây dựng nhà máy lắp ráp, thấy bất ổn chính trị nên đã quay xe về Malaysia

ngày nay ngành lắp ráp điện tử sôi động ở thành phố Penang, Malaysia cho thấy thiệt thòi Sri Lanka chịu do nội chiến

Hậu nội chiến
năm 2007 chính quyền thủ tướng Mahinda Rajapaksa đánh bại lực lượng trọng yếu của LTTE, nhận được ủng hộ của nhiều quốc gia trong đó có Trung Quốc, đã chỉ huy một chiến dịch quân sự lớn đánh bại LTTE và mang lại hoà bình cho đảo quốc
mahinda%20rajapaksa.jpg

chiến thắng quyết định ấy đã giúp thủ tướng bấy giờ tại vị đến ngày nay, kêu gọi bầu cử sớm và điều chỉnh hiến pháp để mở rộng quyền hành pháp của mình

đối mặt với, đầu tiên là nhiễu loạn giá năng lượng cao, sau đó là khủng hoảng tài chính 1997, chính phủ bắt đầu nhấn mạnh vai trò nhà nước trong "lèo lái nền kinh tế" để xử lý những hiệu ứng tiêu cực của toàn cầu hoá

năm 2012 chính phủ tái áp dụng thuế xuất khẩu lên chè và cao su nhằm một lần nữa khuyến khích công nghiệp chế biến nội địa - chính sách thay thế nhập khẩu

Bức tranh màu hường
chính sách phản ánh một đảo nghịch lại 30 năm tự do hoá thương mại và mở cửa

chính sách gây ngạc nhiên vì thủ tướng Rajapaksa là thành viên của đảng liên minh nhân dân

mặc dù thụt lùi lại tự do hoá, 5 năm sau khi nội chiến kết thúc, nền kinh tế Sri Lanka tăng trưởng tốt, GDP tăng 7% một năm, thị trường chứng khoán bùng nổ

thu nhập đầu người tăng từ 994 đôla năm 2004 lên thành 3200 đôla năm 2013

lạm phát giảm từ 22% năm 2008 xuống còn 3.17% năm 2014

tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 8% năm 2004 xuống còn 4% năm 2013

tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 15% năm 2004 xuống còn 6% năm 2013

thoạt nhìn, con số cho thấy quốc gia có bước tiến dài và đang tận hưởng lợi ích của hoà bình

năm 2019 Sri Lanka đã trở thành một nước thu nhập thượng trung lưu

Lo ngại
dưới bức tranh màu hường ấy đã có những dấu hiệu tăng trưởng không lành mạnh

trước tiên, 70% tăng GDP thực từ năm 2004 đến năm 2013 không phải từ sản xuất thậm dụng lao động mà từ ngành xây dựng và hạ tầng của doanh nghiệp nhà nước chủ yếu vay tiền để thực hiện
6e41f2f4-6953-4a7a-ae24-40efc4d372a4.jpg

Sri Lanka thường xuyên thâm hụt thương mại, liên tục vi phạm những hiệp ước cắt giảm thâm hụt ký với IMF

tỷ lệ nợ trên GDP của Sri Lanka tăng đều kể từ năm 2012
 
Sửa lần cuối:
năm 2019 thủ tướng mới Gotabaya Rajapaksa, em trai cựu thủ tướng Mahinda, đã ra chính sách cắt giảm thuế lớn
AP20248397231465.jpg

những dự án siêu to khổng lồ, ví dụ: dự án thành phố cảng Colombo "thành phố tương lai" trên khu đất hoang, thuộc sáng kiến vành đai con đường của Trung Quốc, được đầu tư ngân sách hơn 15 tỷ đôla
maxresdefault.jpg

thành phố cảng Colombo ở miền nam, xa khỏi các tỉnh miền bắc và miền đông chịu thiệt hại nội chiến, gần với cứ điểm quyền lực chính trị của nội các chính phủ hiện nay [ví dụ tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với tỉnh Thanh Hoá quê nhà]
20211227d3624f37c4b449fa95c4746edb5d8e71_e5fe6d38-9bdf-4324-994e-a22d009fd94e.jpg

dự án cũng cho thấy dấu hiệu tham nhũng với hàng tỷ đôla hợp đồng không có ai dự thầu và gia tăng hợp tác với những nhà thầu đến từ những quốc gia nổi tiếng tham nhũng
colombo1+credit+SOM.jpg

tác giả không tin lắm vào cáo buộc "ngoại giao bẫy nợ" của Trung Quốc
15088909107_39ccb31e47_z.jpg

chỉ 10% nợ quốc gia Sri Lanka có chủ nợ Trung Quốc

Sri Lanka nợ phần lớn thị trường trái phiếu quốc tế

chỉ có những lo ngại về [Trung Quốc?] thuê đất 99 năm

Nội địa úa tàn
trong khi đó những động lực kinh tế truyền thống của Sri Lanka dần bị bỏ qua

tỷ trọng sản xuất trong GDP đạt đỉnh 20% đầu thập niên 2000 nhưng kể từ đấy đã hạ xuống 15%

những ngành sản xuất tăng trưởng được nhờ tập trung vào phục vụ nhu cầu trong nước: lương thực, thức uống và thuốc lá - thay vì chú trọng xuất khẩu những ngành quần áo hay điện tử

so sánh với Việt Nam nhảy vào thúc đẩy sản xuất muộn hơn nhiều nhưng đã vượt Sri Lanka về thị phần sản xuất trong các nước đang phát triển

bất mãn trong nước gia tăng. Việc làm một lần nữa phải phụ thuộc quan hệ với chính quyền, nhiều người Sri Lanka chạy ra nước ngoài làm việc

Liên Hợp Quốc ước tính gần 2 triệu người Sri Lanka xuất khẩu lao động, mỗi năm 100 đến 200 nghìn người xuất ngoại

ngoại hối người đi xuất khẩu lao động gửi về đã trở thành cứu cánh kinh tế chiếm 6 đến 8% kinh tế quốc đảo và là nguồn thu nhập nước ngoài lớn nhì sau xuất khẩu

năm 2019 kiều hối gửi về 6.7 tỷ đôla đã tài trợ được 85% thiếu hụt dự trữ ngoại hối của quốc đảo

nền kinh tế Sri Lanka chuyển mình từ sản xuất sang hạ tầng đi vay - được kiều hối viện trợ - đã mất khả năng chống chịu biến động bên ngoài, ví dụ như bệnh dịch covid

Covid
năm 2020 dịch cúm cập bến Sri Lanka đã gây ảnh hưởng lớn đến những động lực kinh tế đảo quốc, đặc biệt những nguồn tài trợ cho quỹ dự trữ ngoại hối

xuất khẩu quần áo, chè và cao su đến những nước bị phong toả như Ấn Độ, châu Âu và Hoa Kỳ nhanh chóng sụt giảm
81BuICxMVWS._SX466_.jpg

ban phát triển xuất khẩu Sri Lanka kỳ vọng năm 2020 xuất được 18.5 tỷ đôla thu nhập xuất khẩu đến thực tế chỉ được 11 tỷ

Kiều hối giảm mạnh vì phong toả những quốc gia Hàn Quốc và Qatar khiến người lao động mất việc và cắt giảm di chuyển quốc tế khiến người lao động không xuất ngoại được

cắt giảm di chuyển cũng cắt giảm du lịch. Sri Lanka có ngành du lịch bùng nổ sau nội chiến, tăng trưởng 2 chữ số nhờ khách Trung Quốc và là nguồn ngoại tệ lớn thứ 3 sau xuất khẩu và kiều hối
default-header-mobile.jpg

dịch covid nổ ra sau loạt đánh bom tự sát năm 2019 ở nhiều khách sạn hạng sang thành phố Colombo đã sụt giảm du lịch

năm 2018 có 2.5 triệu khách du lịch Sri Lanka mang lại 5.6 tỷ đôla ngoại tệ
61886b9fa310cdd3d818d849.jpeg

năm 2020 chỉ nửa triệu khách du lịch mang lại hơn 1.1 tỷ đôla thu nhập

chính phủ ra chính sách thay thế nhập khẩu lên những mặt hàng phân bón, làm biện pháp cân bằng lại thâm hụt dự trữ ngoại hối - nhưng kết quả dẫn đến thiếu hụt trong nước, cắt điện, khẩu phần và lạm phát

đồng rupee Sri Lanka mất giá mạnh so với đôla Mỹ kể từ tháng 3 năm 2022 đặc biệt sau quyết định mở rộng in tiền

nếu chính phủ không dự trữ được ngoại tệ hoặc [có lẽ] tiền mã hoá [crypto] thì tiền tiết kiệm sẽ tiêu tan và đẩy người dân vào đói nghèo

Kết
kinh tế đã bên bờ vực thẳm từ lâu và dịch covid chỉ đẩy nhẹ một cái

người ta đã so sánh Sri Lanka với khủng hoảng tài chính hiện nay ở Lebanon

cũng như Lebanon thì phương án thoát khủng hoảng nên bắt đầu bằng lãnh đạo chính trị mạch lạc

chính phủ đang có chút bế tắc, mới thua cử 2/3 số phiếu quốc hội và cũng không thoả hiệp được với phe đối lập

chính phủ cần tái cơ cấu nợ và trở lại con đường cải cách kinh tế và cải thiện quan hệ với người dân - nỗ lực đến từ lãnh đạo
Plucking-field-training.jpg
 
Sửa lần cuối:
Bài này giống bài về tả đất nước con người
Đéo thấy nói về khủng hoảng kinh tế và sai lầm về chính sách của NHTW dẫn đến khủng hoảng
 
bài viết nhiều thông tin bổ ích, vodka tml, nhưng đọc xong tao lại thấy quen quen
 
Khởi đầu
Sri Lanka - từng có tên là Ceylon - là một thuộc địa của Anh trong hơn 150 năm
ceylon_1296.jpg

năm 1948 đảo quốc được [đảo quốc Anh] trao trả độc lập

đảo quốc Sri Lanka giữ vị trí cảng thương mại chiến lược và không chịu bất cứ tổn thất hạ tầng nào từ thế chiến 2

về giáo dục và sức khoẻ đại chúng, đảo quốc này cũng xếp hạng rất cao

về chính trị, Sri Lanka là một nền dân chủ có quyền bầu cử phổ thông - một mô hình mà nhiều quốc gia coi là hình mẫu

cựu thuộc địa Anh này cũng thừa hưởng một nền kinh tế xuất khẩu năng suất cao
blacktea1_1024x1024.jpg

đồn điền Sri Lanka chuyên canh chè, cao su và dừa
CELEBRATING_CEYLON_TEAS_FEATURED_BLOG.png

năm 1950 tổng sản phẩm GNP của Sri Lanka sau khi đã điều chỉnh theo sức mua tương đương, cao hơn cả Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan và Hàn Quốc

năm 1960 tổng thu nhập đầu người của Sri Lanka đạt 141 đôla Mỹ trong khi Thái Lan là 96 đôla và Indonesia là 50 đôla còn Hàn Quốc là 156 đôla

một cố vấn chính phủ Sri Lanka cuối thập niên 1950 ghi lại rằng thử thách lớn nhất của đảo quốc là duy trì mức sống cao hiện tại một khi dân số gia tăng
tea-plantations.jpeg

bấy giờ, kế hoạch phát triển tập trung vào mở rộng những thành công từ thời thuộc địa của đảo quốc và mở rộng xuất khẩu nông nghiệp, chủ yếu nhờ vào hạ tầng để cải thiện điều kiện trồng trọt ở những khu vực khô căn hẻo lánh của đảo
Rolling-green-hills-of-Nuwara-Eliya.jpg

nhưng bức tranh màu hường ấy lại ẩn chứa một hỗn hợp những tiềm tàng gây hoạ. Và chỉ một số lựa chọn chính sách định mệnh và sự kiện vượt tầm kiểm soát đã kích hoạt hỗn hợp ấy và đặt dấu chấm hết cho viễn cảnh tích cực mới đầu này

Đa sắc tộc
Sri Lanka từ lâu là một quốc gia đa sắc tộc, có 2 nhóm thống trị:
EtjQy94XMAIU4la

người Sinhala chủ yếu theo đạo phật và nói tiếng Sinhala, chiếm 75% dân số, sống ở các tỉnh miền nam, miền tây và bắc miền trung

và người Tamil theo đạo Hindu và nói tiếng Tamil, chiếm 13% dân số, sống ở các tỉnh miền bắc và miền đông

quan hệ giữa 2 dân tộc vẫn căng thẳng trong lịch sử, đã gây những hậu quả đau thương

bắt đầu thế kỷ 20 hai nhóm phần lớn đã dẹp sang những khác biệt để đấu tranh giành độc lập từ người Anh

năm 1948 hiến pháp Sri Lanka thực tế không dựa trên chấp thuận rộng rãi giữa nhiều sắc tộc mà lại dựa trên đối thoại giữa tinh hoa Sinhala và các quan chức thuộc địa

kết quả là hiến pháp Sri Lanka không tính vào những tiếng nói của các dân tộc thiểu số

những phản đối của người Tamil bị coi là cản trở "hành trình đến tự do của Ceylon"

một nửa hội đồng lập pháp Tamil không đồng ý với hiến pháp và một nửa còn lại đã bị biểu quyết bãi nhiệm năm 1949

Cánh tả
tổng tuyển cử đầu tiên ở Sri Lanka đã chọn ra đảng bảo thủ UNP lên nắm quyền sau khi đánh bại đối thủ đảng cánh tả theo chủ nghĩa tơ-rốt-xkít [Trotsky] là đảng Lanka Sama Samaja

bất bình đẳng xã hội và trỗi dậy của chủ nghĩa cợm sản đã dẫn đến trỗi dậy những người theo những lý tưởng cánh tả

để kiềm chế [phe cánh tả] đảng UNP đã thi hành trợ cấp lương thực tốn kém và thông qua luật tước quyền bầu cử của người Tamil Ấn Độ

những trợ cấp lương thực này được trả nhờ giá hàng xuất khẩu tăng vọt trong thế chiến 2 và chiến tranh Triều Tiên

chiến tranh Triều Tiên kết thúc [đại loại] năm 1953 khiến doanh thu hàng xuất khẩu tụt mạnh và chính phủ bắt buộc phải tăng giá gạo và dịch vụ công
7aee0460-eae5-471b-898e-6389a2dbe032

người dân biểu tình phản đối trong sự kiện Hartal [đồng loạt đóng cửa để phản đối] năm 1953 khiến thủ tướng từ chức và đảng bảo thủ UNP thua tổng tuyển cử năm 1956

Chính sách thay thế nhập khẩu
chính phủ mới đánh dấu bước ngoặt làm tồi tệ mối quan hệ giữa cộng đồng người Sinhala và Tamil

hoà hợp dân tộc không được đặt ưu tiên, một quyết định để lại hậu hoạ

nhiều đảng chính trị đã từ bỏ lập trường đa sắc tộc. Sinhala được hiến pháp quy định là ngôn ngữ chính thức duy nhất của đảo quốc

trên mặt trận kinh tế, chính phủ hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng để tiết kiệm quỹ dự trữ ngoại hối ít ỏi

nhà nước quyết định thành lập các công ty độc quyền để thoả mãn nhu cầu nhập khẩu trong nước

Đài Loan cũng có những chính sách như thế, cũng như Hàn Quốc, Nhật Bản đã thi hành những chính sách thay thế nhập khẩu để công nghiệp hoá nền kinh tế
09_2019_topics-seeing-taiwan-chemical-formosa-plastics.jpg

ví dụ thập niên 1970 Đài Loan và Hàn Quốc ra chính sách thay thế nhập khẩu nhắm vào những ngành công nghiệp nặng và chuyên môn về hoá học, đặt bản lề cho thành công kinh tế nội địa sau này của 2 "con rồng châu Á"
09_2019_topics-seeing-taiwan-chemical-cpc-800x400.jpg

nhưng chính sách thay thế nhập khẩu phải đặt đúng bối cảnh và là một phần của chiến lược kinh tế tổng
09_2019_topics-seeing-taiwan-chemical-Kaohsiung-explosion.jpg

đã có cả sách giáo khoa viết về thất bại của những chính sách ấy ở Nam Mỹ

chính Đài Loan và Hàn Quốc đã thử thay thế nhập khẩu hồi thập niên 1950 cho ngành dệt và phân bón để tiết kiệm quỹ dự trữ ngoại hối và bảo hộ công nghiệp trong nước - đã đều thất bại không đạt được mục tiêu tăng trưởng, quỹ dự trữ ngoại hối không tăng và doanh nhân móc nối với chính phủ để được kinh doanh độc quyền

không có những cải cách cần thiết, chính sách thay thế nhập khẩu sẽ gây hại

ở Sri Lanka những chính sách thay thế nhập khẩu áp dụng rộng rãi đã gây ra những phi hiệu quả vì chính phủ cố gắng tự làm mọi thứ

sản phẩm trong nước trở nên đắt đỏ vì nhu cầu nhập khẩu đã đơn thuần chuyển từ nhập khẩu hàng hoá sang nhập khẩu nguyên liệu thô

giá nguyên liệu tăng sốc trong khủng hoảng dầu mỏ thập niên 1970 đã đẩy giá thành phẩm lên theo

Đóng cửa
thập niên 1970 Sri Lanka từ một nền kinh tế thị trường tương đối mở đã trở thành một trong những nền kinh tế phi-cộng-sản khép mình nhất thế giới

tăng trưởng kinh tế giảm mạnh và phát triển quốc gia tụt hậu

năm 1960 thu nhập bình quân Sri Lanka là 60 đôla

năm 1977 thu nhập bình quân Sri Lanka là 200 đôla trong khi Hàn Quốc là 820 đôla, Malaysia là 930 đôla, Thái Lan là 420 đôla và Indonesia là 300 đôla

kinh tế đồn điền Sri Lanka - niềm tự hào của quốc đảo - rơi vào xáo trộn. Chính phủ vẫn đe doạ quốc hữu hoá những tài sản người Anh sở hữu này từ năm 1958 cho nên các công ty nước ngoài đã ngừng đầu tư vào những đồn điền này
shutterstock-180137912small_main_1447075728204.jpeg

đồn điền ở Sri Lanka xuống dốc trước sự kiện thập niên 1970 và tiếp tục xuống dốc với hoạt động bị giám sát bởi 6 bộ [ministry - bộ chính phủ] quyền lực chồng chéo và chỉ thị mâu thuẫn [ví dụ bộ môi trường muốn cắt giảm khí thải, bộ công nghiệp muốn mở rộng đốt than lấy điện]

chính phủ trở thành nhà tuyển dụng lớn nhất - gấp đôi phần trăm GDP so với năm 1960 - và thuê làm hơn 50% việc làm sản xuất của quốc gia

chính sách thi tuyển đại học, tuyển dụng công chức thì lại ưu tiên sắc tộc Singala hơn

tình cảnh bất bình đẳng đã nuôi dưỡng những lý tưởng phản loạn trong giới trẻ tộc thiểu số Tamil

Năm 1977
tăng trưởng kinh tế chậm chạp, sau rốt, đã tích luỹ đủ ý chí chính trị để thay đổi hiện trạng trợ cấp nhà nước này

năm 1977 một thay đổi trong chính phủ và một nỗ lực cải cách và mở cửa

chế độ mới muốn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và thiết lập một nền kinh tế phát triển xuất khẩu thâm dụng lao động

Sri Lanka thành lập các khu chế xuất với đảm bảo không bị quốc hữu hoá tài sản mà không có bồi thường, phá giá tiền tệ và cố gắng hạn chế can dự nhà nước vào nền kinh tế tư

Sri Lanka cũng xoay xở cắt giảm được trợ cấp gạo, từ lâu là chủ đề cấm kị trong chính trị đảo quốc

cơ hội mới mở ra, đặc biệt trước khi Trung Quốc và nhiều nước châu Á khác cũng mở cửa

cộng đồng quốc tế ca ngợi bước ngoặt của đảo quốc và đã gửi đến lượng viện trợ vô tiền khoáng hậu

trước năm 1977 tăng trưởng chỉ 2.9% một năm đến năm 1983 đã là 6% trong đó riêng quần áo xuất khẩu năm 1977 chiếm 2% tỷ trọng xuất khẩu thì năm 1983 chiếm 16%

du lịch năm 1978 có 1.9 triệu khách nước ngoài đã tăng lên 4 triệu khách năm 1982 và giúp quỹ dự trữ ngoại hối tăng gấp 3
madulkelle_room_03.jpg

cũng năm 1977 tổng tuyển cử đã xuất hiện một lập trường tranh cử kêu gọi tộc người Tamil thành lập quốc gia Tamil độc lập

chính phủ thì không điều chỉnh phù hợp với những hiệu ứng tiêu cực ban đầu của chương trình tự do hoá - những hiệu ứng lạm phát đánh vào người nghèo trong cộng đồng, việc gỡ bỏ trợ cấp lương thực và gỡ bỏ bảo hộ mậu dịch cho một số hàng nông sản xuất khẩu

chính phủ đã không tiêu tiền nước ngoài viện trợ vào đúng mục đích, đem tiền đi nuôi báo cô những tập đoàn sở hữu nhà nước kinh doanh thua lỗ

rồi những dự án hạ tầng siêu to khổng lồ, ví dụ một thủ đô mới và một chương trình xây nhà ở, bất hợp lý

Nội chiến
tình hình vốn đã bấp bênh nhưng điều kiện sống xuống cấp đã châm lửa

năm 1977 chính phủ từ lâu đã cho thấy thiên hướng chuyên chế. Những chiến lược nặng tay chống những cuộc biểu tình của người Tamil đã gây dựng cái vòng luẩn quẩn bạo lực và trả đũa lan ra vượt tầm kiểm soát

phe quân sự của người Tamil đã hợp nhất thành một tổ chức tên là LTTE viết tắt cho "những con hổ giải phóng Tamil"
karuna_03_04_03.jpg

tháng 7 năm 1983 một sự kiện nổi tiếng là "tháng 7 đen tối" khi LTTE tấn công lực lượng an ninh dẫn đến cuộc bạo lực chống người Tamil lan khắp quốc đảo
1983-rioters-fire-1_0.jpg

cộng đồng người Tamil rải rác trên thế giới đã quyên góp cho LTTE thành lập một nhà nước thực quyền ở các tỉnh miền bắc và miền đông
followers-of-the-liberation-tigers-of-tamil-eelam-ltte-demonstrate-D4KRR7.jpg

chiến tranh tuy vài lần tạm ngừng bắn, đến năm 2009 mới chấm dứt

Tiếp tục cải cách
bỏ qua nội chiến, chính phủ tiếp tục mở cửa với mục tiêu xây dựng một nền công nghiệp xuất khẩu thậm dụng lao động - theo chân chiến lược kinh tế của các nước châu Á

một số tập đoàn nhà nước kinh doanh thua lỗ, ví dụ các xưởng dệt, đã được tư nhân hoá [cổ phần hoá?] hoặc đóng cửa

một số luật tự do thương mại được mở rộng ra ngoài các khu chế xuất

đặc biệt, cải cách tiếp diễn mặc dù một chính phủ trung tả mới - đảng liên minh nhân dân - lên nắm quyền sau khi đánh bại đảng bảo thủ UNP năm 1994

đảng liên minh nhân dân vận động tranh cử trên một nền tảng [lập trường] thiên về dân tuý, đe doạ khôi phục lại tình hình thập niên 1960 [trợ cấp lương thực, bảo hộ mậu dịch] nhưng sau khi trúng cử đã ôn hoà lại nguyên tắc đảng và tiếp tục những cải cách thị trường

sản xuất nổi lên, cuối cùng cũng đã kết thúc phụ thuộc lâu dài của đảo quốc vào nông nghiệp đồn điền
Sri-Lanka-2014-741_feat.jpg

quần áo, cao su và đá quý là những hàng xuất khẩu chủ đạo

ngành dệt may của Sri Lanka đặc biệt có sức cạnh tranh toàn cầu

chiếm tỷ trọng lớn trong hàng xuất khẩu, ngành dệt may thu hút được những nhãn hiệu tên tuổi như Abercrombie và Fitch, Banana Republic và Victoria's Secret

các công ty quần áo Sri Lanka đã dùng được các công nghệ thiết kế kỹ thuật số tiên tiến và bắt đầu trở thành các công ty đa quốc gia riêng - mở chi nhánh ở Ấn Độ, Bangladesh...

cho nên mặc dù nội chiến, kinh tế tăng trưởng 5% mỗi năm, số người nghèo giảm từ 29% năm 1995 xuống còn 15% năm 2006

tuy nhiên, vì chiến tranh, đầu thập niên 1980 công ty Motorola và tập đoàn Harris đến Sri Lanka định xây dựng nhà máy lắp ráp, thấy bất ổn chính trị nên đã quay xe về Malaysia

ngày nay ngành lắp ráp điện tử sôi động ở thành phố Penang, Malaysia cho thấy thiệt thòi Sri Lanka chịu do nội chiến

Hậu nội chiến
năm 2007 chính quyền thủ tướng Mahinda Rajapaksa đánh bại lực lượng trọng yếu của LTTE, nhận được ủng hộ của nhiều quốc gia trong đó có Trung Quốc, đã chỉ huy một chiến dịch quân sự lớn đánh bại LTTE và mang lại hoà bình cho đảo quốc
mahinda%20rajapaksa.jpg

chiến thắng quyết định ấy đã giúp thủ tướng bấy giờ tại vị đến ngày nay, kêu gọi bầu cử sớm và điều chỉnh hiến pháp để mở rộng quyền hành pháp của mình

đối mặt với, đầu tiên là nhiễu loạn giá năng lượng cao, sau đó là khủng hoảng tài chính 1997, chính phủ bắt đầu nhấn mạnh vai trò nhà nước trong "lèo lái nền kinh tế" để xử lý những hiệu ứng tiêu cực của toàn cầu hoá

năm 2012 chính phủ tái áp dụng thuế xuất khẩu lên chè và cao su nhằm một lần nữa khuyến khích công nghiệp chế biến nội địa - chính sách thay thế nhập khẩu

Bức tranh màu hường
chính sách phản ánh một đảo nghịch lại 30 năm tự do hoá thương mại và mở cửa

chính sách gây ngạc nhiên vì thủ tướng Rajapaksa là thành viên của đảng liên minh nhân dân

mặc dù thụt lùi lại tự do hoá, 5 năm sau khi nội chiến kết thúc, nền kinh tế Sri Lanka tăng trưởng tốt, GDP tăng 7% một năm, thị trường chứng khoán bùng nổ

thu nhập đầu người tăng từ 994 đôla năm 2004 lên thành 3200 đôla năm 2013

lạm phát giảm từ 22% năm 2008 xuống còn 3.17% năm 2014

tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 8% năm 2004 xuống còn 4% năm 2013

tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 15% năm 2004 xuống còn 6% năm 2013

thoạt nhìn, con số cho thấy quốc gia có bước tiến dài và đang tận hưởng lợi ích của hoà bình

năm 2019 Sri Lanka đã trở thành một nước thu nhập thượng trung lưu

Lo ngại
dưới bức tranh màu hường ấy đã có những dấu hiệu tăng trưởng không lành mạnh

trước tiên, 70% tăng GDP thực từ năm 2004 đến năm 2013 không phải từ sản xuất thậm dụng lao động mà từ ngành xây dựng và hạ tầng của doanh nghiệp nhà nước chủ yếu vay tiền để thực hiện
6e41f2f4-6953-4a7a-ae24-40efc4d372a4.jpg

Sri Lanka thường xuyên thâm hụt thương mại, liên tục vi phạm những hiệp ước cắt giảm thâm hụt ký với IMF

tỷ lệ nợ trên GDP của Sri Lanka tăng đều kể từ năm 2012
Thật sự biết suy ngĩ này là xấu vkl vì nước nào cũng có người tốt người xấu nhưng t đọc bài này t thấy hả hê vkl.........má đụ mẹ thằng chó người sri lanka dám cướp nyc của t, nó thuộc top đại gia của sri lanka, hy vọng khủng hoảng thế này cả họ nhà nó phá con mẹ sản đi
 
địt thằng srilanca này mà đi đúng hướng hồi năm 60-70 chắc éo thua hàn, đài hiện tại :vozvn (17):
năm 1960 tổng thu nhập đầu người của Sri Lanka đạt 141 đôla Mỹ trong khi Thái Lan là 96 đôla và Indonesia là 50 đôla còn Hàn Quốc là 156 đôla

một cố vấn chính phủ Sri Lanka cuối thập niên 1950 ghi lại rằng thử thách lớn nhất của đảo quốc là duy trì mức sống cao hiện tại một khi dân số gia tăng
 
Top